Yêu nhau và kết hôn là niềm hạnh phúc của hầu hết các cặp đôi. Đến khi có con lại là 1 niềm vui bất tận vô biên của gia đình chứ không riêng gì đôi lứa. Để có thể sinh ra những đứa trẻ đáng yêu, thông minh, bụ bẫm ghi dấu tình yêu, cả hai bạn cần lên kế hoạch bầu bí thật chi tiết và cùng nhau thực hiện. Vậy thì
trước khi mang thai cần làm xét nghiệm gì, chúng ta hãy lưu ý những điểm sau nhé:
6 tháng trước khi mang thai
Khi thời con gái bạn có thân hình quá béo thì đây là lúc bạn hãy thay đổi chế độ an hằng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn
- Chỉ số BMI được tính : BMI = Cân nặng / (2x chiều cao) đơn vị: kg/m
BMI < 18,5: Bạn quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.
BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.
|
Kiểm soát cân nặng trước khi mang thai |
3 tháng trước khi mang thai
1. Kiểm tra chức năng gan
Nếu mẹ mắc bệnh gan, con có khả năng mắc rất cao. Chính vì vậy, việc xét nghiệm gan trước khi mang thai cần thiết trong việc tầm soát các bệnh về gan cho trẻ như viêm gan B. T
2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Lên kế hoạch
chăm sóc buồng trứng khỏe mạnh trước khi mang thai để giúp bạn yên tâm về
khả năng sinh sản của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bí quyết tăng cường sức khỏe buồng trứng biết cách chăm sóc bản thân đúng nhất.
Các
nội tiết tố quyết định đến chức năng sinh sản của người phụ nữ bao gồm hormone luteinizing, nang nội tiết tố. Bạn cần thiết phải kiểm tra các nội tiết tố này thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường của các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời sinh sản của mình. Chẳng hạn, nếu bạn bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và bạn phải cân nhắc chuyện mang thai.
Bạn cần thực hiện một số xét nghiệm phụ khoa xem mình có đang mắc bệnh phụ khoa nào không. Nếu có, bạn nên điều trị triệt để rồi mới tính đến chuyện mang thai
3. Kiểm tra răng miệng.
Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu làm gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ). Ngưng việc sử dụng chất làm trắng răng, hiện chưa rõ những chất làm trắng đó liệu có an toàn cho thai nhi và thai phụ hay không. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai.
|
Chăm sóc răng miệng định kỳ |
4. Xét nghiệm máu
Biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.
5. Kiểm tra tuyến giáp
Có khoảng 1% phụ nữ mắc bệnh suy giáp. Và khi đã bước vào thai kỳ, họ có thể khiến các hormone tuyến giáp suy giảm nghiêm trọng và để lại những di chứng nặng nề đến não của thai nhi. Dù không thể phòng bệnh nhưng việc phát hiện sớm mang lại nhiều ý nghĩa trong điều trị, giúp hạn chế những rủi ro khi mang thai. Vì thế, bạn nên được kiểm tra xem mình có mắc phải những vấn đề về tuyến giáp hay không trước khi có quyết định mang thai.
6. Tầm soát một số bệnh có thể lây truyền
Giống như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.
Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.
Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.
|
Siêu âm ổ bụng |
7. Xét nghiệm nước tiểu
Đây là biện pháp để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu (UIT), đặc biệt là khi nó không xuất hiện triệu chứng. Thông qua mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ kết luận thai phụ có mắc UIT hay không, để chỉ định việc dùng kháng sinh.
Sản phụ bị UIT có nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc
thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận.
Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.
8. Xét nghiệm Rubella
Rubella là loại nhiễm trùng do một loài virut có tên rubella gây ra. Tuy nhiên điều nguy hiểm là 30% người bị bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Virut Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào
thai nhi, gây nhiễm trùng
bào thai, có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ.
Đặc biệt nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu, trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… và khả năng
sảy thai cao. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virut gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu.
Title :
Trước khi mang thai cần làm xét nghiệm gì
Description : Trước khi mang thai cần làm xét nghiệm gì Yêu nhau và kết hôn là niềm hạnh phúc của hầu hết các cặp đôi. Đến khi có con lại là 1 niềm ...
Rating :
5