Theo các khảo sát thì có trên 80%
bà bầu bị phù chân khi mang thai. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian phù chân khác nhau. Có nhiều bà bầu than rằng: “Hai bàn chân mình sưng lên đáng kể và rất đau, nhìn da căng mọng, cảm giác chỉ cần chạm tay nhẹ vào thôi là máu có thể bật ra, chỉ cần đi 1 đoạn là không đi nổi nữa, hầu hết chỉ nằm và ngồi”. Đó là cảnh tượng nghĩ đến thật là “ớn” phải không các mẹ. Nếu mẹ nào chưa bị thì chúng ta nên phòng ngừa, còn mẹ nà đã rơi vào trường hợp đó hãy khắc phục. Sau đây là
cách phòng và giảm phù chân bà bầu
Nguyên nhân
+ Trong thời kỳ
mang thai, cơ thể mẹ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để giúp mẹ "làm mềm" cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể "nở rộng" ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này gây nên hiện tượng phù nề cho mẹ bầu.
+ Bên cạnh đó cũng có nhiều
bà bầu tăng cân quá nhiều trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi bàn chân khiến sưng phù.
+ Mẹ cũng có thể bị phù chân do bị mắc một số bệnh như táo bón, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Phù chân còn do Mẹ đứng trong thời gian lâu, đi lại quá nhiều, ngồi vắt chéo chân, mặc quần áo ôm sát, mang giày cao gót….
+ Sự cản trở máu trở về tim: Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
+ Chế độ ăn nhiều muối (natri), tiêu thụ nhiều caffein.
Có nhiều cách phòng và giảm phù chân cho bà bầu
1/ Hạn chế ăn mặn
Ăn mặn, ăn nhiều muối chỉ khiến cơ thể mẹ bầu thêm giữ nước, làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình hình bị phù khi mang thai, bạn nên cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
2/ Đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng
Đi bộ nửa giờ đồng hồ mỗi ngày. Giữ cho bản thân luôn năng động là cách chống sự tích tụ chất lỏng ở chân. Tập Yoga thường xuyên sẽ khiến hệ thống tuần hoàn lưu thông tốt, giảm sưng phù ở chân. Yoga cũng có tác dụng giảm thiểu stress, cân bằng tinh thần.
|
Tập thể dục khi mang thai |
3/ Tư thế ngồi, nằm
Bạn không nên đứng lâu trong thời gian dài. Tư thế này sẽ trực tiếp đẩy chất lỏng ứ đọng ở nửa dưới cơ thể và khiến đôi chân “sưng mọng”.Kê cao chân khi nằm hay ngồi để giảm lượng máu dồn xuống chân
Khi ngồi, mẹ bầu nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu. Trong lúc ngủ, đặt bàn chân lên chiếc gối kê cao. Cách này giảm bớt lượng máu dồn xuống chân. Thêm nữa, hạn chế đứng một chỗ quá lâu. Ít nhất 10-20 phút đứng lên vận động nhẹ nhàng bầu nhé.
4/ Cung cấp Kali
Nếu bạn bị
phù do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.
Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa lượng kali cao như: 1 của khoai lang nướng cả vỏ chứa 844mg kali; 200g sữa chua chứa 579mg kali; nửa bát soup cà chua chứa 549mg kali; 1 quả chuối chứa 422mg kali. Không những thế, kali còn có nhiều trong rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu...
|
Thực phẩm cung cấp kali |
5/ Lựa chọn trang phục
Chọn những đôi giày bệt thoải mái giúp chân không bị gò bó và dễ vận động. Tránh mang giày cao gót, giày quá chật, thay vào đó,
mẹ bầu nên chọn giày bệt, rộng rãi, thoáng, thoải mái để hỗ trợ cho việc đi lại, vận động dễ dàng hơn. Quần áo nên chọn vải nhẹ, mỏng dễ hút mồ hôi, size rộng rãi, không ôm sát.
5/ Cung cấp đạm
Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.
6/ Giải tỏa ‘nhu cầu’ khi muốn
Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
|
Massage chân bà bầu |
7/ Ngâm chân và massage chân
Trước mỗi buổi tối đi ngủ, vào thời gian ca nhà cùng xem ti vi bạn hãy ngâm chân với nước nóng, nếu có thể hãy nấu 1 vài lát gừng và sả để làm ấm đôi chân hơn.
Sau cùng là việc của các Bố, hãy nhờ chồng bạn massage nhẹ nhàng, xoa bóp chân với tinh dầu, điều này giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ mà xoa dịu tình trạng sưng phù.
Nhưng do cuộc sống hiện nay quá bận rộn, cả bố và mẹ đều phải đi làm nên thời gian dần thu hẹp lại. Thay vào đó là dịch vụ
chăm sóc cho bà bầu như
massage toàn thân;
massage chân;
massage lưng; c
hăm sóc làn da mặt và còn rất nhiều dịch vụ khác. Chúng ta có thể thư giãn tại trung tâm hoặc tại nhà theo nhu cầu của mình.
Keyword:
cach phong va giam phu chan cho ba bau
Title :
Cách phòng và giảm phù chân bà bầu
Description : Cách phòng và giảm phù chân bà bầu Theo các khảo sát thì có trên 80% bà bầu bị phù chân khi mang thai . Tùy vào cơ địa của mỗi người mà...
Rating :
5