Những dấu hiệu có bầu sau 1-2 tuần thụ thai
1. Căng thẳng thần kinh
Mẹ có thể sẽ nhận thấy những cơn cáu giận của mình không hề có bất cứ lý do gì hoặc không cảm thấy hài lòng với mọi việc trong cuộc sống…
2. Thèm ăn hoặc chán ăn
Một số mẹ bầu thừa nhận họ nhận thấy những cơn thèm ăn đến bất chợt nhưng phần lớn chị em cho rằng họ cảm thấy chán ăn hoặc rất dị ứng với các loại mùi vị.
3. Buồn nôn
Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi thụ thai 1-2 tuần. Những cơn ốm nghén phổ biến nhất vào buổi sáng và sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu. Tuy nhiên, không ít những mẹ bầu bị ốm nghén suốt 9 tháng mang bầu.
4. Thường xuyên đi tiểu
Nếu như trước đó mẹ chưa từng mắc bệnh lý này thì hãy theo dõi cùng với các dấu hiệu có thai khác. Thường xuyên đi tiểu sẽ theo mẹ bầu suốt 9 tháng mang thai.
|
Mẹ bầu bắt đầu mệt mỏi |
5. Ngực nhạy cảm
Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ đã thụ thai. Khi progesterone và hCG bắt đầu “phong tỏa” toàn bộ cơ thể sau khi trứng được thụ tinh, sẽ làm tăng lượng máu khiến ngực của chị em sưng lên, nhạy cảm và đau nhức hơn bình thường.
6. Đau nhói vùng bụng
Bạn có thể cảm thấy những cơn đau nhói ở bụng dưới như trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu mẹ đã mang thai. Khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung sẽ gây ra những cơn đau nhói khiến mẹ vô cùng khó chịu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá phổ biến nên mẹ đừng quá lo lắng.
7. Tăng nhiệt độ cơ thể
Nếu mẹ thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của mình thì sẽ nhận thấy một sự khác biệt rằng nhiệt độ luôn cao trong 18 ngày liên tiếp. Đây cũng là dấu hiệu báo có thể mẹ đã mang thai.
Những dưỡng chất cần thiết trong việc
chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
–
Axit folic: Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường a-xít folic. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg folic trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình.
– Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Khi cơ thể thiếu sắt, lưu lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ bầu sẽ giảm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, thiếu sắt cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
|
Thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu |
– Canxi: Thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương, răng của mình. Nếu không có đủ nhu cầu cần thiết, bé cưng sẽ bào mòn dần canxi trong cơ thể mẹ bầu, tăng nguy cơ mẹ sau sinh bị loãng xương do thiếu canxi.
– Protein: Vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, bổ sung protein khi mang thai vừa giúp ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Nguồn năng lượng từ protein thường chiếm từ 10-35% lượng calories cơ thể cần, tương đương với khoảng 55 – 192 gram/ ngày.
Những gì nên tránh khi
chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ?
* Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
* Các loại nước giải khát, soda…
* Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
* Tránh ăn mặn khi mang thai
* Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
* Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
* Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
* Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
* Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
* Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
Keyword:
cham soc ba bau 3 thang dau thai ky
Title :
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Description : Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ Những dấu hiệu có bầu sau 1-2 tuần thụ thai 1. Căng thẳng thần kinh Mẹ có thể sẽ nhận thấy những c...
Rating :
5